Đĩa Secchi là gì? Cách dùng đĩa Secchi đo độ đục/trong nước nuôi tôm

18-02-2025

Trong quá trình kiểm tra ao tôm, không ít lần bà con thường thấy các kỹ sư sử dụng đĩa Secchi để đo đạc. Vậy đĩa Secchi là gì? Cách dùng trong ao tôm như thế nào?  Bà con cùng AQUA TECH tìm hiểu ngay sau đây.

Đĩa Secchi là gì?

Đĩa Secchi là một đĩa có các góc phần tư đen và trắng xen kẽ, có đường kính khoảng 30cm, được gắn vào một thước dây và được đặt từ bên dưới với trọng lượng đủ để làm cho đĩa chìm theo phương thẳng đứng. Khi đĩa Secchi được hạ theo phương thẳng đứng xuống nước, độ sâu bên dưới bề mặt mà nó vừa biến mất khỏi tầm nhìn được gọi là độ sâu Secchi.

Cách thức hoạt động của đĩa Secchi

Đĩa Secchi là một trong những công cụ khoa học hàng hải lâu đời, có cấu tạo đơn giản nhất được ra đời nhằm mục đích đo độ sâu nước biển, cho biết số lượng thực vật phù du trên bề mặt biển, lập bản đồ thực vật phù du của đại dương. Ngày nay đĩa Secchi được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nuôi trồng thủy sản với mục đích xác định độ trong đục của nước.

Cách dùng đĩa Secchi để xác định tình trạng nước nuôi tôm

Dựa theo cơ chế của đĩa Secchi, chúng được ứng dụng để đo độ đục trong của nước, điển hình trong nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể như nuôi tôm. Cách sử dụng đĩa secchi đo độ trong/đục như sau:

Buộc chặt dây rọi vào đĩa Secchi, cầm đầu dây thả từ từ cho đĩa ngập nước đến khi không còn nhìn thấy đĩa, đọc giá trị độ sâu lần 1. Sau đó thả đĩa thêm 0.5m nữa, sau đó nhấc lên từ từ và đọc giá trị độ sâu lần 2 ngay thời điểm nhìn thấy đĩa. Trung bình cộng giá trị độ sâu của 2 lần đo là độ trọng của nước.

Độ đục ao liên quan đến số lượng vật chất nằm lơ lửng trong nước.

Tự làm đĩa Secchi đơn giản để đo độ đục/trong của nước

Đĩa Secchi có cấu tạo đơn giản nên bà con hoàn toàn có thể tự làm tại nhà một cách dễ dàng. Cách làm gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Bà con lấy một đĩa nhựa phẳng tròn (để tránh bị gỉ sét) đường kính 20 – 25 cm, đục một lỗ ở giữa.
  • Bước 2: Sau đó dán decal trắng đen lên đĩa hoặc sơn để chia đĩa thành 4 rẻ quạt đen trắng xen kẽ.
  • Bước 3: Lấy một đoạn dây thật chắc nút lại thành vòng sao cho khi gập đôi vòng thì được khoảng 4-5 cm. Xuyên vòng dây qua lỗ trên đĩa. Cuối cùng bà con buộc một vật nặng vào dưới đĩa và thước dây phía trên. Thế là ta đã có một đĩa Secchi.

Trong nuôi tôm, độ đục của ao là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm.

Theo các chuyên gia thủy sản thì độ đục lý tưởng nhất của ao nuôi tôm dao động từ 30 – 45 NTU. Khi độ đục quá thấp tức nước quá trong, lúc này chứng tỏ nước ít dinh dưỡng nước, sinh vật phù du kém phát triển, làm giảm thành phần thức ăn tự nhiên của tôm. Đồng thời nước trong quá, ánh sáng chiếu trực tiếp làm tôm nhạy cảm, dễ bị sợ, có xu hướng ẩn nấp và bỏ ăn. Hoặc nếu ăn phải bùn bã hữu cơ và vi khuẩn ở đáy ao sẽ khiến tôm dễ mắc bệnh đường ruột.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi, bà con cần chú ý các yếu tố gây ảnh hưởng như mưa nhiều làm nhiễm phèn, phân tầng nước. Lúc này bà con bổ sung men vi sinh sau mưa để khử phèn và kim loại nặng, xả bớt nước mặt ao, sục khí liên tục, bật quạt nước và duy trì DO > 4mg/l tất cả các thời điểm trong ngày. Khi xả nước cần phải lưu ý để tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tránh tràn bờ, vỡ cống (do lượng nước sau mưa bão là rất lớn).

Sản phẩm xử lý nước

Sản phẩm Aqua Bio giúp xử lý các vấn đề: Đáy ao đen, đục, tàn dư thức ăn, giúp phân hủy các thức ăn dư thừa, hạn chế tảo lam, tảo đỏ…. Phân hủy khí độc trong ao như: NH3, H2S, NO2,…. làm sạch đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh có ích và thủy sản nuôi trong ao. Làm giảm các loại tảo độc trong ao , tăng lượng oxy hòa tan.

Trên đây là những chia sẻ về cách dùng đĩa Secchi gửi đến bà con, nếu có băn khoăn nào cần giải đáp hay quan tâm đến phương pháp nuôi tôm sinh học an toàn bằng vi sinh bà con vui lòng liên hệ HOTLINE 0823 655 655 để được hỗ trợ chi tiết.

Tin tức khác

Nguyên nhân nào khiến tôm bị vàng gan?

Gan tụy đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tôm, là nơi phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tôm. Một lá gan khỏe mạnh là yếu tố quyết định để…

Nguyên nhân khiến ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, H2S, NO2) ?

Bên cạnh những thách thức như dịch bệnh, chất lượng con giống,… thì khí độc trong ao nuôi tôm vẫn là mối lo ngại lớn đối với bà con. Sự xuất hiện của khí độc trong ao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm chậm phát triển, bỏ ăn, thậm chí gây chết…

Tác hại của tảo lục trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo lục

Tảo lục là một trong những loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm. Đây là một loại tảo không gây độc và có những lợi ích nhất định trong hệ sinh thái ao nuôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tảo lục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tôm. Vậy nguyên…

Vì sao cần lắp đặt quạt nước trong ao nuôi tôm?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, dù là ao đất hay ao lót bạt, việc trang bị hệ thống quạt nước đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và xây dựng cơ sở nuôi trồng. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao quạt nước lại đóng vai trò quan…

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo độc hiệu quả

Trong ao nuôi tôm, tảo lợi và tảo độc luôn cùng tồn tại. Khác với tảo có lợi, tảo độc khi phát triển mạnh có thể gây hại cho môi trường sống của tôm. Bài viết này sẽ giúp bà con nhận diện các loại tảo độc trong ao nuôi tôm và cách kiểm soát…