Bệnh nấm mang trên cá: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

11-03-2025

Trong số các tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản như virus, vi khuẩn, thì nấm cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. bệnh nấm mang trên cá là một trong những bệnh nguy hiểm có thể gây chết hàng loạt, do đó cần phát hiện sớm triệu chứng của bệnh, để nhanh chóng có cách phòng trị, giảm thiệt hại cho người nuôi.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mang trên cá.

Bệnh nấm mang ở cá được gây ra bởi nhiều loại nấm thuộc giống Branchiomyces. Các vùng nước đọng, giàu chất hữu cơ, hoặc có tảo phát triển quá mức và nuôi trồng cá với mật độ cao là môi trường thuận lợi cho nấm gây hại phát triển.

Các loài nấm gây bệnh cho cá ở châu Á là B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930. B. sanguinis có sợi nấm th lớn 20 – 25 um, nhanh chóng phát triển trong các mô huyết chứa trong tơ mang và tạo bào tử lớn 8-9 um. Loài này thường ký sinh trên cá trắm cỏ. B. demigrans có sợi nấm mỏng, mảnh 6,6 – 21,6 um, nhiều phân nhánh và phát triển trong các mao hút của tơ mang, tạo bào tử nhỏ 6,6 um. Loài này thường gây bệnh cho cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

Bệnh nấm mang thường xảy ra ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng. Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, đặc biệt là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao và nước thải từ chăn nuôi gia cầm hoặc ao sử dụng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và tạo ra tỷ lệ chết cá cao. Bệnh phát triển nhanh ở mùa mưa trong điều kiện nhiệt độ cao. Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam và miền Trung.

Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh nấm mang bao gồm nước cạn hoặc đọng, hàm lượng chất hữu cơ cao và môi trường nước ô nhiễm. Bệnh nấm mang có thể xảy ra ở bất kỳ loài cá nào, nhưng cá giống, cá thịt và các loài cá nước ngọt như cá trắm cỏ, trắm đen mè hoa, trôi, diếc, mè trắng thường bị ảnh hưởng. Dịch vụ phòng ngừa và kiểm soát bệnh nấm mang rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá.

Phòng và trị bệnh nấm mang trên cá
Bệnh nấm mang trên cá

Dấu hiệu bệnh lý

Khi cá bị nhiễm nấm mang, chúng thường có các triệu chứng như:

  • Mang bị tổn thương: Mang của cá chuyển màu đỏ sẫm hoặc xám do sự phát triển của nấm, đồng thời có các sợi nấm trắng bám vào.
  • Khó thở: Cá sẽ bơi lờ đờ và thường há miệng để thở, điều này cho thấy chúng đang gặp khó khăn khi hô hấp.
  • Bỏ ăn: Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn do sự ảnh hưởng của bệnh.
  • Vảy bị bong: Cá có thể bị bong vảy và xuất hiện các vết loét trên da do sự phát triển của nấm.
  • Tập trung ở nguồn nước chảy: Cá thường tập trung ở những nơi có dòng nước chảy mạnh để tăng cường khả năng hô hấp và đẩy nấm ra khỏi cơ thể.

Lý do cá bị nhiễm nấm mang còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường nước, chế độ ăn uống, và sức khỏe tổng thể của cá. Để điều trị bệnh nấm mang, người nuôi cá cần phải kiểm tra và xác định 

nguyên nhân gây bệnh.

Con đường lây bệnh

Bệnh nấm mang thường xâm nhập vào cơ thể cá qua hai con đường: trực tiếp qua mang hoặc gián tiếp qua đường tiêu hóa, rồi từ đó di chuyển đến mang. Tại đây, bào tử nấm phát triển thành những sợi nấm xơ cứng, bám chặt vào các lá mang, dần ăn mòn và phá hủy cấu trúc của chúng. Quá trình này khiến cá gặp khó khăn trong việc hô hấp, dẫn đến tình trạng ngạt thở và chết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong toàn bộ ao nuôi, gây ra tỷ lệ chết cao.

Để phòng bệnh nấm mang cho cá chép, bà con thực hiện các biện pháp sau:

Định kỳ khử trùng sát khuẩn, đánh ký sinh trùng, nấm bằng Viên diệt khuẩn Aqua Max định kỳ tháng đánh 1-2 lần, 

  • Đối với những ao thường xuyên bị nấm bệnh, tiến hành rút cạn nước sau khi thu hoạch.
  • Sau đó khử trùng ao nuôi bằng vôi bột (7 – 10kg/100 mét vuông).
  • Thực hiện phơi đáy ao 1 tuần đến 10 ngày rồi mới cho nước mới vào.
  • Bổ sung các loại thuốc bổ, khoáng, vitamin C,..  nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá.

khi cá bị nấm mang để điều trị bệnh cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1:  Khử trùng ao nuôi đối với cá giống hoặc cá bị bệnh nhẹ tiến hành diệt nấm và bào tử nấm bằng Viên diệt khuẩn Aqua Max 
  • Bước 2: Bổ sung kháng sinh Nấm cho ăn 500 gam 1 gói trị 5 – 6 tấn thể trọng, với liều lượng 5gam trên 1 kg cám trộn cho ăn 5 ngày liên tục 
  • Bước 3: Bổ sung vitamin tổng hợp hoặc vitamin C để tăng hiệu quả điều trị bệnh và sức đề kháng Cho cá
  • Bước 4: Giữ môi trường nước và đáy ao luôn sạch hạn chế khí độc không cho nấm có điều kiện để phát triển bằng các sản phẩm Aqua Bio.

Bệnh nấm mang là một trong những mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, với những kiến thức và biện pháp phòng trị đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh này. Hãy thường xuyên quan sát đàn cá của mình và có những biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Xem thêm sản phẩm tại đây: Nấm cho ăn

LIÊN HỆ MUA HÀNG

Địa chỉ: 32/104 Nguyễn Khiêm Ích, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Website: www.tapdoanaquatech.com

Hotline: 0823 655 655

Tin tức khác

Nguyên nhân nào khiến tôm bị vàng gan?

Gan tụy đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tôm, là nơi phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tôm. Một lá gan khỏe mạnh là yếu tố quyết định để…

Nguyên nhân khiến ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, H2S, NO2) ?

Bên cạnh những thách thức như dịch bệnh, chất lượng con giống,… thì khí độc trong ao nuôi tôm vẫn là mối lo ngại lớn đối với bà con. Sự xuất hiện của khí độc trong ao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm chậm phát triển, bỏ ăn, thậm chí gây chết…

Tác hại của tảo lục trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo lục

Tảo lục là một trong những loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm. Đây là một loại tảo không gây độc và có những lợi ích nhất định trong hệ sinh thái ao nuôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tảo lục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tôm. Vậy nguyên…

Vì sao cần lắp đặt quạt nước trong ao nuôi tôm?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, dù là ao đất hay ao lót bạt, việc trang bị hệ thống quạt nước đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và xây dựng cơ sở nuôi trồng. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao quạt nước lại đóng vai trò quan…

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo độc hiệu quả

Trong ao nuôi tôm, tảo lợi và tảo độc luôn cùng tồn tại. Khác với tảo có lợi, tảo độc khi phát triển mạnh có thể gây hại cho môi trường sống của tôm. Bài viết này sẽ giúp bà con nhận diện các loại tảo độc trong ao nuôi tôm và cách kiểm soát…