6 lưu ý khi ủ men vi sinh nuôi tôm

24-02-2025

Sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm là một bước quan trọng giúp cải thiện khả năng xử lý các vấn đề trong ao nuôi nhờ vi sinh vật. Để đạt được hiệu quả tối ưu khi ủ men vi sinh, bà con cần chú ý đến một số yếu tố cụ thể. Dưới đây là 6 điều quan trọng cần lưu ý khi tiến hành ủ men vi sinh nuôi tôm.

Vì sao phải ủ men vi sinh nuôi tôm?

Men vi sinh nuôi tôm được sử dụng để phòng ngừa, cũng như duy trì sự ổn định cho môi trường ao nuôi và vẫn đảm bảo tính thân thiện đối với môi trường và người nuôi tôm.

Trong đó, ủ men vi sinh nuôi tôm là một bước rất quan trọng nhằm tăng mật độ vi sinh trước khi đánh xuống ao. Bước ủ men vi sinh nuôi tôm giúp hoạt hóa vi sinh (lúc chúng đang trong trạng thái ngủ), nhờ đó nâng cao khả năng xử lý và tiết kiệm chi phí cho người nuôi tôm.

6 lưu ý khi ủ men vi sinh nuôi tôm

Khi ủ men vi sinh nuôi tôm, mật độ vi sinh vật càng lớn thì khi tạt xuống ao sẽ nhanh chóng xử lý được các vấn đề và đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu mật độ vi sinh vật quá thấp thì khả năng xử lý chất hữu cơ, chất ô nhiễm sẽ diễn ra chậm hơn, trong khi lượng ô nhiễm ngày càng tăng cao, do đó sẽ khó khăn để xử lý các vấn đề ao nuôi.

6 lưu ý khi ủ men vi sinh nuôi tôm

– Kiểm tra men vi sinh

Trước khi tiến hành ủ men vi sinh nuôi tôm, cần phải kiểm tra men vi sinh để chắc chắn rằng sản phẩm vẫn đảm bảo khả năng hoạt động. Đối với dòng men vi sinh nuôi tôm Queen Bio, độ pH để vi sinh vật đảm bảo khả năng hoạt động là trong khoảng 4-9, nhiệt độ từ 4°C đến 40°C và độ mặn dưới 40‰.

Bên cạnh đó, trước khi sử dụng, cần phải kiểm tra hạn sử dụng của men vi sinh. Thông thường, men vi sinh sẽ có hạn sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày mở nắp và 2 năm kể từ ngày sản xuất.

– Kiểm tra mật rỉ đường:

Mật rỉ đường là một nguyên liệu cần thiết khi ủ men vi sinh nuôi tôm. Người nuôi tôm nên lựa chọn nguồn mua mật rỉ đường sạch, thường có màu nâu đen, đặc sánh và không chứa chất diệt khuẩn. Bên cạnh đó, để đảm bảo mật rỉ đường không làm cho vi sinh sau ủ bị nhớt, bà con tốt nhất nên nấu chín mật rỉ đường trước khi ủ.

6 lưu ý khi ủ men vi sinh nuôi tôm
Mật rỉ đường sử dụng để ủ men vi sinh nuôi tôm cần phải sạch, thường có màu nâu đen, đặc sánh.

– Chuẩn bị nước sạch:

Nước được dùng để ủ vi sinh cần phải sạch để tránh các ảnh hưởng từ hại khuẩn cũng như mầm bệnh. Tốt nhất, bà con nên sử dụng nước bình để ủ men vi sinh để tiết kiệm chi phí mà lại tiện lợi.

Tuy nhiên, trong trường hợp bà con sử dụng nước máy thì cần phải xả vào thùng chứa rồi mở nắp trong khoảng từ 12 đến 24 giờ để bay hơi hết Clo. Đối với nước giếng, bà con cần phải diệt khuẩn và khử phèn cho đến khi nước đạt thì mới được sử dụng để ủ men vi sinh.

– Chuẩn bị thùng chứa, dụng cụ:

Những dụng cụ sử dụng để ủ men vi sinh cần phải được cọ rửa, làm sạch kỹ càng. Thùng, bồn ủ men vi sinh phải đủ to để phòng tránh trường hợp nước ủ sôi lên bị tràn ra bên ngoài. Một số dụng cụ khác như ca múc nước, que hay ống nước được dùng để khuấy trộn phải được cọ rửa rồi phơi khô.

Nếu kỹ hơn, bà con có thể sử dụng dung dịch Novadine để sát trùng toàn bộ các dụng cụ. Pha iotdine với liều lượng 5ml cùng 1 lít nước sạch, rồi dùng hỗn hợp trên phun xịt ướt bề mặt thùng, dụng cụ hay ngâm trong khoảng từ 6-8 giờ. Cuối cùng rửa thật sạch với nước thường rồi phơi khô để sử dụng.

– Liều lượng men vi sinh sử dụng:

Tùy vào mỗi sản phẩm men vi sinh, cũng như mỗi điều kiện ao nuôi khác nhau mà liều lượng men vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Bà con khi ủ men vi sinh nuôi tôm cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, một số loại men vi sinh khác nhau cần được ủ kèm với các loại dinh dưỡng và một số chất khác nhau.

– Theo dõi quá trình ủ men vi sinh nuôi tôm:

Trong quá trình ủ men vi sinh nuôi tôm, bà con cần quan sát và theo dõi sát sao để đảm bảo men vi sinh được hoạt hóa đúng cách và giữ được hiệu quả.

– Chuẩn bị nước sạch:

Nước được dùng để ủ vi sinh cần phải sạch để tránh các ảnh hưởng từ hại khuẩn cũng như mầm bệnh. Tốt nhất, bà con nên sử dụng nước bình để ủ men vi sinh để tiết kiệm chi phí mà lại tiện lợi.

Tuy nhiên, trong trường hợp bà con sử dụng nước máy thì cần phải xả vào thùng chứa rồi mở nắp trong khoảng từ 12 đến 24 giờ để bay hơi hết Clo. Đối với nước giếng, bà con cần phải diệt khuẩn và khử phèn cho đến khi nước đạt thì mới được sử dụng để ủ men vi sinh.

– Chuẩn bị thùng chứa, dụng cụ:

Những dụng cụ sử dụng để ủ men vi sinh cần phải được cọ rửa, làm sạch kỹ càng. Thùng, bồn ủ men vi sinh phải đủ to để phòng tránh trường hợp nước ủ sôi lên bị tràn ra bên ngoài. Một số dụng cụ khác như ca múc nước, que hay ống nước được dùng để khuấy trộn phải được cọ rửa rồi phơi khô.

Nếu kỹ hơn, bà con có thể sử dụng dung dịch Novadine để sát trùng toàn bộ các dụng cụ. Pha iotdine với liều lượng 5ml cùng 1 lít nước sạch, rồi dùng hỗn hợp trên phun xịt ướt bề mặt thùng, dụng cụ hay ngâm trong khoảng từ 6-8 giờ. Cuối cùng rửa thật sạch với nước thường rồi phơi khô để sử dụng.

– Liều lượng men vi sinh sử dụng:

Tùy vào mỗi sản phẩm men vi sinh, cũng như mỗi điều kiện ao nuôi khác nhau mà liều lượng men vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Bà con khi ủ men vi sinh nuôi tôm cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, một số loại men vi sinh khác nhau cần được ủ kèm với các loại dinh dưỡng và một số chất khác nhau.

– Theo dõi quá trình ủ men vi sinh nuôi tôm:

Trong quá trình ủ men vi sinh nuôi tôm, bà con cần quan sát và theo dõi sát sao để đảm bảo men vi sinh được hoạt hóa đúng cách và giữ được hiệu quả.

Ủ men vi sinh nuôi tôm là một bước vô cùng quan trọng, góp phần mang lại thành công cho vụ nuôi. Do đó, bà con cần thực hiện đúng cách và lưu ý những vấn đề quan trọng. Trong quá trình nuôi tôm, nếu bà con có gặp bất kỳ khó khăn gì hoặc thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 823 655 655 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

 

Tin tức khác

Nguyên nhân nào khiến tôm bị vàng gan?

Gan tụy đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tôm, là nơi phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tôm. Một lá gan khỏe mạnh là yếu tố quyết định để…

Nguyên nhân khiến ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, H2S, NO2) ?

Bên cạnh những thách thức như dịch bệnh, chất lượng con giống,… thì khí độc trong ao nuôi tôm vẫn là mối lo ngại lớn đối với bà con. Sự xuất hiện của khí độc trong ao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm chậm phát triển, bỏ ăn, thậm chí gây chết…

Tác hại của tảo lục trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo lục

Tảo lục là một trong những loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm. Đây là một loại tảo không gây độc và có những lợi ích nhất định trong hệ sinh thái ao nuôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tảo lục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tôm. Vậy nguyên…

Vì sao cần lắp đặt quạt nước trong ao nuôi tôm?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, dù là ao đất hay ao lót bạt, việc trang bị hệ thống quạt nước đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và xây dựng cơ sở nuôi trồng. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao quạt nước lại đóng vai trò quan…

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo độc hiệu quả

Trong ao nuôi tôm, tảo lợi và tảo độc luôn cùng tồn tại. Khác với tảo có lợi, tảo độc khi phát triển mạnh có thể gây hại cho môi trường sống của tôm. Bài viết này sẽ giúp bà con nhận diện các loại tảo độc trong ao nuôi tôm và cách kiểm soát…